Home » » Đừng đợi đau ngực mới sợ bệnh tim

Đừng đợi đau ngực mới sợ bệnh tim

Nhiều người lầm tưởng rằng cơn nhồi máu cơ tim chỉ xuất hiện khi có những cơn đau thắt ngực. Nhưng ít ai biết được rằng rất nhiều người bị bệnh tim mà không đau ngực và triệu chứng đau ngực đầu tiên cũng có thể là triệu chứng đau cuối cùng trong đời họ. 



Cái chết không báo trước


Theo các chuyên gia tim mạch đây hoàn toàn là một vấn đề có thể xảy ra, khi các bệnh về tim mạch diễn biến vô cùng phức tạp cộng với cơ địa của mỗi một người khác nhau. Nên các triệu chứng xuất hiện cũng khác nhau ở từng người, trong đó hơn 25 % là không có triệu chứng biểu hiện. Vì vậy, phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh cũng khó khăn chẳng kém gì HIV, nhưng HIV còn cho ta thời gian, còn nhồi máu cơ tim thời gin cấp cứu chỉ được tính bằng phút. 

Trên thực tế có rất nhiều ca đột tử vì các cơn đau tim nhưng lại không có một triệu chứng rõ ràng. Như trường hợp của cầu thủ bóng đá trẻ người Brazil Arijuna Luiz Venutto Ramos đã qua đời ngay trên sân cỏ vì cơn nhồi máu cơ tim. Điều đáng nói là từ trước đến nay Venutto Ramos không hề có tiền sử bệnh tim và trước khi đột quỵ Ramos vẫn rất khỏe mạnh. 

Bạn cũng có thể rơi vào hoàn cảnh như Ramos vì các cơn đau tim thường tới rất bất ngờ. Nhất là những người nằm trong nhóm các yếu tố nguy cơ như : Béo phì, mỡ máu, stress, tiểu đường, tăng huyết áp, hút thuốc lá, sử dụng rượu bia…thì khả năng xảy ra một cơn nhồi máu cơ tim dẫn đến đột tử càng cao. Nhiều người lại có những triệu chứng không rõ ràng, nên thường không quan tâm, nghĩ nó tự đến rồi tự đi hoặc cho rằng đó chỉ là dấu hiệu của các chứng bệnh thông thường như đầy bụng, ợ nóng, cảm cúm…Theo thống kê của các chuyên gia tim mạch 1/3 số người bị đau tim triệu chứng đau ngực đầu tiên cũng là triệu chứng đau ngực cuối cùng trong đời họ, và hơn một nửa trong số họ chết khi chưa kịp tới bệnh viện.

phát hiện sớm


Phát hiện sớm những dấu hiệu của nguy cơ đột tử


Tại sao người bệnh khó nhận ra mình bị bệnh tim cho tới khi bệnh nặng? Ở một số người, trái tim của họ không có bộ phận chuyên biệt cho cảm giác đau. Tuy nhiên, nếu có vấn đề gì ở tim, các dây thần kinh nối với tim cũng sẽ mất ổn định. Khi đi tới cột sống, chúng có thể làm chạm mạch các dây thần kinh khác (như dây nối tới tay hay ngực). Vì vậy, bạn sẽ thấy đau tay, ngực, hàm hay bất kỳ nơi nào khác ngoài tim. Não cũng tham gia bằng cách kích thích thần kinh phế vị, làm bạn đau bụng, đổ mồ hôi lạnh. 

Tuy nhiên, nếu những dây thần kinh nói trên không chạm nhau, bạn sẽ không có triệu chứng gì trong khi trái tim đang nguy khốn. Vì vậy, bạn đừng chờ các cơn đau, nếu có các yếu tố nguy cơ nên thực hiện ngay các phương pháp phòng ngừa như kiểm tra sức khỏe thường xuyên, thay đổi ngay lối sống, sử dụng các sản phẩm bổ sung ngăn ngừa nguy cơ đột tử. Một khi có những dấu hiệu sau đây bạn phải nghĩ ngay đến nguy cơ tim mạch :

  • - Đau ngực hoặc khó chịu ở ngực (tức ngực, bị ép vào ngực…).
  • - Khó chịu ở phần trên (một bên cánh tay, lưng, cổ, hàm, dạ dày…).
  • - Đau đầu, chóng mặt. - Buồn nôn, nôn. - Vã mỗ hôi, chân tay lạnh.
  • - Mất ngủ, kém ăn. - Mệt mỏi, tinh thần giảm sút.
  • - Thở gấp, khó thở. Quả tim vẫn được ví như một đoạn chính của dòng sông, chỉ cần đoạn chính ấy cạn khô hoặc ngập nước thì các nhánh phụ rẽ đi theo các hướng khác nhau cũng đều như vậy.

Tim thực hiện chức năng bơm máu đi khắp cơ thể, chỉ cần một ảnh hưởng nhỏ ở tim thì mọi bộ phận trong cơ thể chúng ta đều không thể hoạt động, thiếu máu ở não sẽ gây tai biến mạch máu não, thiếu máu ở tim sẽ gây nhồi máu cơ tim…gây tử vong ngay lập tức. Đừng bao giờ thờ ơ với bất cứ một triệu chứng nhỏ nào trên cơ thể của mình, chỉ đến khi tính mạng của bạn bị nguy hiểm mới có thể thấy được cái giá của sự chủ quan. Mong rằng, bài viết trên đây sẽ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn khác về nhồi máu cơ tim, để có những biện pháp phòng ngừa tốt nhất cho bạn và người thân.

Lê Phượng

2 nhận xét:

  1. Tuy ngày càng trở nên phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về phương pháp làm đẹp này, dẫn đến những vấn đề không mong muốn. Sau đây là những điều cần lưu ý khi nâng cấp vòng 1 mà bạn cần nắm rõ.

    Trả lờiXóa
  2. Thuốc giúp thông lòng mạch máu, giảm tác nghẽn mạch máu của Lương y Nguyễn Quý Thanh giúp nhiều bệnh nhân khỏi bệnh sau khi bị đột quỵ tim. Chi tiết: www.ancungtruchoan.com.vn

    Trả lờiXóa

Share
-->